Thứ Ba, 9 tháng 7, 2013

Khám phá thế giới của Beats By Dr. Dre

Beats by Dr. Dre sở hữu bộ sưu tập những sản phẩm tai nghe mê hoặc giới trẻ với design phong cách và chất âm riêng có cho từng dòng sản phẩm. Beats Store, nơi giới thiệu và bán sản phẩm Beats được thiết kế ấn tượng nhằm đem đến không gian thực sự cho những người yêu nhạc và lựa chọn tai nghe.


Nếu như sống ở New York (Hoa Kỳ), bạn có thể đến tham quan cửa hàng Beats By Dr. Dre. Cửa hàng này được đặt tại số 67 Green Street (khu Soho), đối diện Apple Store.



Những ai là fan của Beats by Dr. Dre, khi bước vào cửa hàng này sẽ thấy như lạc vào xứ sở thần tiên của âm thanh. Nội thất của cửa hàng có tông màu chủ đạo là đen và đỏ đặc trưng của nhãn hiệu Beats. Bạn có thể nhìn thấy một bức tường chiếu video của các nghệ sỹ sử dụng Beats by Dr. Dre. Trung tâm của cửa hàng là một loạt những tai nghe Beats By Dr. Dre, đặc biệt là tai nghe dạng over - ear. Những dòng tai nghe in - ear như Lady Gaga Heartbeats, Power Beats hay thậm chí iBeat ... đều xuất hiện ở đây.


Khi test âm thanh trên tai nghe Beats by Dr. Dre ở đây, bạn sẽ được dùng HTC Flyer để chọn bài hát. Chỉ cần chạm vào chiếc máy tính bảng này, bạn sẽ thấy rất nhiều bài hát được tuyển chọn bởi chính đội ngũ Beats by Dr. Dre. Đặc biệt, ngoài những chiếc tai nghe bạn đã từng nhìn thấy ở Best Buy, có một vài mẫu chưa từng xuất hiện được giới thiệu ở đây. Cụ thể, có một bức tường treo hàng loạt tai nghe được thiết kế riêng cho các ngôi sao, như Serena Williams, Kobe Bryant, Spike Lee...




Bên cạnh đó, bạn có thể vào phòng âm thanh để nghe thử Beatbox. Căn phòng này được cách âm tuyệt đối, khiến cho âm thanh phát ra từ Beatbox mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Thính âm trong căn phòng mang Beatbox lên một tầm âm thanh mới. bạn sẽ mê mẩn chiếc Beatbox này khi nghe trong một căn phòng đặc biệt của Beats Store.



Ở phía sau cửa hàng Beats là một khu vực VIP, nơi những người nổi tiếng có thể mua sắm riêng tư và nghỉ ngơi ở những chiếc ghế dài bọc da.


Điều thú vị nhất về cửa hàng này là chúng ta được thử nghiệm chiếc tai nghe mới nhất của Beats by Dr. Dre: Beats Wireless. Có thể nói đây là tai nghe không dây hay nhất từ trước đến giờ. Beats Wireless tiện sử dụng, mạnh mẽ và mang âm thanh tuyệt vời. Tuy nhiên, bạn chỉ có thể mua Beats Wireless tại gian hàng tại New York hoặc Apple Store.



Ngoài ra, bạn cũng có thể mua áo phông Beats với vô số màu sắc ở đây.



Cửa hàng Beats by Dr. Dre là một địa điểm đáng ghé thăm tại New York, đặc biệt trong kỳ nghỉ lễ. Đến đây, bạn sẽ được các nhân viên cửa hàng nhiệt tình giải đáp các thắc mắc, hướng dẫn cách nghe nhạc hiệu quả nhất.
(Nguồn: tổng hợp trên Internet)

(Tư vấn) Lựa chọn tai nghe tập Gym & chơi thể thao

Tai nghe dành cho người tập luyện thể thao bắt buộc có yêu cầu tốt về mức bền, yêu cầu không hút mồ hôi và hơn cả là sự tiện lợi tối ưu trong khi vận động.


Có 3 loại tai nghe đặc biệt cho chơi thể thao mà bạn nhất thiết để tâm tới khi chon lựa.

Kiểu in - ear đeo lỗ tai

Khi các bạn mong muốn không chi nhiều ngân sách với phụ kiện loại này, dạng earbud đeo tai được coi là 1 sự lựa chọn hợp lý. Thật sự, kiểu headphone này không hề sở hữu nhiều lắm điểm khác nhau so với nhiều đời earbud phổ biến với smartphone và MP3. Tuy nhiên, nó được design với 1 item nhựa hoặc cao su mềm mục đích là mang vào vành lỗ tai, khiến không biến đổi phần truyền động ở tuốt trong tai, lợi ích hơn trong quá trình rèn luyện, vẫn không gây bức bối nếu như đeo trong một lượng thời gian kha khá lâu giống như vài headphone in-ear truyền thống.



Ưu điểm: Nơi headphone được định vị; âm thanh khá, cảm giác gắn thoải mái, đa phần có giá bán tương đối.
Khuyết điểm: Miếng khuyên đeo lỗ tai đa số chỉ sở hữu một size trung bình, không dễ thích hợp với đa số người dùng.

Kiểu mút tai nghe nhét bên trong.

Tương tự như kiểu in-ear có khuyên đeo, thế hệ đang được nhắc đến là sự chọn lựa thông minh của người dùng không hoàn toàn cần đòi hỏi quá lớn về chất lượng âm thanh & mong muốn giảm tiền. Kiểu đầu tai nghe chèn bên trong mang nhiều loại thiết kế, cụ thể phổ biến và chứa kích thước bé nhất được biết là những dáng earbud & IEM. Điểm chú ý là có thể thay đổi đầu nút tai nghe sao cho tương thích để sở hữu yêu cầu tiếng nhạc tối ưu.


Thông thường có 2 loại: một xài ống silicon bao bên ngoài lấy thiết bị driver & gắn sâu vô trong lỗ tai; một được thiết kế giống mẫu vi cá, tạo cho yên vị tai nghe khi gắn sâu bên trong ống tai

Ưu điểm:
 Dễ dàng chỉnh vị trí để tương thích, đa số các kiểu luôn sở hữu mức giá tương đối.
Hạn chế: Thiết bị lót lỗ tai dễ dàng bung ra lúc lấy headphone rời khỏi lỗ tai.

Loại in-ear chứa dây gắn qua cổ sau.

Ưu điểm: Bộ phận tai nghe được định vị đảm bảo, đáp ứng yêu cầu âm thanh tốt hơn.
Khuyết điểm: Kích thước được xem là 1 vấn đề  trong khi không phải hầu hết loại tai nghe đều tương thích đối với mọi người sử dụng.



Thêm vào đó, cũng có một số thế hệ headphone khác nữa cũng phù hợp dành cho các chơi gym phổ biến như là loại headphone IEM sở hữu bộ truyền động nghiệp dư cân đối, và headphone không sở hữu dây bluetooth. Hay nếu ưa vài trò thể dục trong nước, người dùng cũng có thể lựa những thế hệ tai nghe không thấm nước như là Speedo và H2O…


(Nguồn: Tổng hợp trên Internet)

Thứ Hai, 8 tháng 7, 2013

Năm bộ tai nghe đáng chú ý cho người sành nhạc

Chất lượng âm nhạc ngày càng được nâng cao, nay đã lên tầm HD (High Definitionchat), mang đến cho chúng ta những âm thanh tuyệt vời, khiến nhiều người bỏ thời gian để nghe nhạc nhiều hơn, ngay cả trong lúc làm việc, khi đi trên đường, thậm chí cả lúc đang giải trí bằng trò chơi khác.



Tuy nhiên, những ai nghe nhạc một mình thường chưa thỏa mãn với âm thanh phát ra từ những bộ tai nghe có chất lượng xoàng vì không thể thưởng thức được đầy đủ cái hay của các tác phẩm âm nhạc (phần lớn tai không thể hiện rõ tiếng bass và sự sôi động của âm thanh). Chính vì vậy, những chiếc tai nghe chất lượng cao đã ra đời.


Dưới đây là vài bộ tai nghe đời mới được giới yêu nhạc đánh giá cao.

Sony MDR-X10


MDR-X10 là sản phẩm hợp tác giữa Sony và Simon Cowell (một giám khảo nổi tiếng và quen thuộc trong show truyền hình America Idol hay X-Factor của nước Anh). Bộ tai nghe có vẻ ngoài khá bắt mắt với hai gam màu đỏ và trắng.
Bên cạnh đó, MDR-X10 còn có cặp dây cáp dẹt chống rối, cho phép tháo ra dễ dàng khi chủ nhân mang bên mình (một trong hai dây cáp được trang bị microphone và các phím điều khiển, có lẽ được thiết kế đặc biệt dành cho iDevices).
MDR-X10 tạo cho người nghe cảm giác rất dễ chịu khi sử dụng nhờ thiết kế tinh tế của cặp earpad (mặt trong hoàn toàn phẳng), nhờ đó đôi tai người dùng không bị đè nặng bởi driver, không cảm thấy khó chịu và tai không bị đau sau thời gian sử dụng dài. Earpad có kích cỡ khá lớn, sử dụng chất liệu là mút bọt biển cao cấp, có khả năng cách âm và khử ồn tốt trong môi trường ồn ào.
Chiếc tai nghe này dùng driver 50mm, đáp ứng được tần số âm thanh từ 3Hz đến 28kHz. Thân tai nghe có thể gấp gọn lại, còn dây tai nghe được tích hợp sẵn microphone và phím tăng giảm âm lượng, tương thích tốt với hầu hết các smartphone hiện có trên thị trường.
MDR-X10 phát âm bass mạnh mẽ tương tự như các dòng tai nghe Extra Bass của Sony, thích hợp cho những người ưa âm bass. Về tổng thể, chất lượng âm thanh của bộ tai nghe này khá tốt, không hề gây cảm giác rối hay có hiện tượng méo. (Giá bán trên thị trường: 6 triệu đồng)

Monster Beats Studio by Dr.Dre


Studio by Dr.Dre là dòng tai nghe chụp đầu chống ồn cực tốt của nhà sản xuất Monster Beats. Bộ tai nghe này có thiết kế nổi bật với phần chụp đầu khá dày được sơn bóng ở phía ngoài, bên trong là khung kim loại được phủ bởi đôi mút đệm tai rất mềm mại.
Dù kích cỡ khá lớn nhưng phần chụp đầu tai nghe có khớp để gấp lại cho vào hộp đựng, giúp người dùng mang theo bên mình dễ dàng. Phía ngoài phần ốp tai có logo chữ “B” màu đỏ nổi bật in trên mặt kim loại sáng bóng để tạo hiệu quả thẩm mỹ, đồng thời thực hiện chức năng của một phím tắt âm.
Trong phần ốp tai là đệm giả da được bao bởi viền kim loại màu bạc khá đẹp mắt. Ngoài ra, một số phụ kiện đi kèm bộ tai nghe là hai cáp âm thanh giắc 3,5mm, cáp màu đỏ cho máy nghe nhạc MP3 tiêu chuẩn, cáp màu đen được tích hợp microphone để điều khiển iPhone hay nghe nhạc từ iPod.
Studio by Dr.Dre mang đến chất lượng âm thanh thuần khiết, hài hòa, tự nhiên với âm bass trầm mạnh và ấm áp, âm mid mượt mà, còn âm treble giòn, rõ.
Bộ tai nghe cho phép tái tạo một cách sống động âm thanh, chất lượng bản nhạc như được thu tại những phòng thu chuyên nghiệp với độ chi tiết cao, không lẫn tạp âm. Studio by Dr.Dre phù hợp với hầu hết các dòng nhạc, từ pop, hip-hop đến rock, hard rock. (Giá bán trên thị trường: 6,3 triệu đồng)

Sennheiser Momentum Black


Thay vì sử dụng vật liệu kim loại cứng cáp, nhà sản xuất Sennheiser của nước Đức lại dùng những đường chỉ thêu chắc chắn với da thuộc và một tông màu nâu bắt mắt cùng gọng hợp kim sáng bóng, chắc chắn để tạo ra vẻ đẹp độc đáo theo phong cách hiện đại cho Momentum Black.
Khác với nhiều tai nghe cao cấp khác, bộ tai nghe này sử dụng driver dạng close-back kín, cách âm tốt, không gây ảnh hưởng đến môi trường xung quanh, thích hợp khi sử dụng ở nơi công cộng.
Tai nghe có trở kháng thấp (18Ω), dải tần số từ 16Hz đến 22.000Hz, dễ dàng kết nối với máy nghe nhạc MP3 và điện thoại di động nên giúp chủ nhân thưởng thức nhạc mọi lúc mọi nơi.
Momentum Black sử dụng driver Dynamic với màng nam châm neodymium nên có thể trình diễn âm thanh chi tiết, giàu âm sắc, hiệu suất cao cùng với tiếng bass chắc, vừa đủ mạnh. Đặc biệt, tai nghe thể hiện rất chi tiết ở hai dải âm mid và treble.
Đi cùng tai nghe là hai sợi dây 3,5 inch, một sợi để sử dụng cùng máy nghe nhạc MP3, điện thoại di động, còn sợi kia được tích hợp microphone và nút điều chỉnh âm nhạc (volume, next, stop) để dùng với iPhone, có thể thay đổi dây tùy theo nhu cầu sử dụng. Một hộp túi màu nâu sang trọng được dùng để đựng toàn bộ thiết bị. (Giá bán trên thị trường: 7,7 triệu đồng)

Denon AH-D400


AH-D400 thuộc dòng tai nghe Urban Raver, có âm thanh tối ưu, khoảng bass hợp với những người trẻ hoặc với ai có nhu cầu nghe các loại nhạc mạnh như rock, pop hoặc thích nhiều âm bass nhờ ở các tính năng hỗ trợ ưu việt.
Bộ tai nghe được làm từ những chất liệu đặc biệt: khung đeo và má ngoài được làm bằng hợp chất sợi thủy tinh để nâng cao đặc tính âm học; miếng đệm tai làm từ những tấm xốp bọt biển có độ dày không đồng nhất để tạo cân bằng trọng lực khi đeo và cũng để cách ồn từ bên ngoài.
Điểm ấn tượng của AH-D400 là được tích hợp ampli bên trong, có thể chỉnh volume tùy thích. Núm điều chỉnh volume được bố trí bên tai phải, có hình dạng giống một bánh xe tròn với đèn LED màu xanh dương, nếu vặn ngược chiều đồng hồ thì âm thanh nhỏ đi, theo chiều kim đồng hồ thì âm thanh lớn ra. Giữa bánh xe volume là một phím bấm có chức năng phát (Play), tạm dừng (Pause), bấm để trả lời điện thoại.
AH-D400 tương thích với iPhone, iPad, iPod và các thiết bị chạy trên nền tảng Android. Ampli trong tai nghe dùng pin có thể sạc lại, thời lượng lên tới 12 giờ liên tục. Khi hết pin có thể chuyển sang nghe như một tai nghe thông thường.
Quãng tần số của tai nghe này từ 5 đến 37kHz, độ nhạy lên đến 115dB. (Giá bán trên thị trường: 8,4 triệu đồng)

Bowers & Wilkins P5


Tuy đã ra mắt người tiêu dùng đã khá lâu nhưng mẫu tai nghe này chỉ được bán duy nhất tại các chuỗi cửa hàng Apple Store. Bowers & Wilkins P5 được xếp vào hàng sản phẩm cao cấp với khả năng trình diễn âm thanh hoàn hảo, là bộ tai nghe dành riêng cho các sản phẩm Apple iPod, iPhone và iPad. Hình dáng của nó đặc biệt vì có kiểu chụp tai hình vuông, còn về mặt công dụng thì rất phù hợp khi dùng ở chỗ đông người ồn ào nhờ khả năng khử ồn đáng kinh ngạc.
Có lẽ Bowers & Wilkins P5 mang đến chất lượng âm thanh tốt và tự nhiên nhất nhờ việc tối ưu hóa màng Mylar và lõi từ siêu tuyến neodymium của nhà sản xuất. Dù không thuộc dòng sản phẩm chống ồn chủ động nhưng khả năng chống ồn của P5 vẫn xuất sắc vì có sự phối hợp hoàn hảo giữa khung tai nghe và lớp bọc da cừu New Zealand đặc chủng.
Bộ tai nghe này vừa giảm thiểu được tiếng ồn từ bên ngoài, vừa đem lại cảm giác êm ái nhất, lại tránh được đau tai khi nghe nhạc suốt thời gian dài.
Một điểm thú vị nữa của Bowers & Wilkins P5 là lớp da bọc tai có thể tháo lắp dễ dàng (kết dính với khung kim loại bằng từ tính), cho phép người dùng có thể thay thế cáp nối bằng các loại chuyên dụng như cáp cho iPod hay các cáp audio cao cấp truyền thống thông thường. (Giá bán trên thị trường: 6,4 triệu đồng)

(Theo Khải Minh - DNSGTT)

Tai nghe & trở kháng tai nghe

1. Trở kháng tai nghe là gì?

Impedance ohm là trở kháng vào của tai nghe, dùng để đo mức độ kháng của mạch với một dòng điện xoay chiều, gần giống với khái niệm điện trở của dòng điện 1 chiều, vẫn tuân theo định luật Ohm.




Trở kháng tai nghe nếu hiểu theo cách nôm na, đó chính là điện trở của toàn bộ tai nghe gồm điện trở của cuộn dây lõi và điện trở dây nối ra và điện trở Jack ra.
Trở kháng sinh ra nó có xu hướng chống lại nguồn điện tác động đến nó vì vậy nó còn phụ thuộc vào cả Từ trường của nam châm hút.

Đơn vị tính của trở kháng là dB
đơn vị để đo mức to của âm thanh. 1 B = 10 dB



Hai khái niệm cơ bản cần biết liên quan đến Trở kháng



Độ nhạy "Sensitivity": chính là khả năng rung động của tai nghe khi ta đưa một nguồn vào. Khi hiệu thế biến thiên thì trở kháng thay đổi như thế nào. Độ nhạy càng cao âm lượng nghe được càng lớn.
Đơn vị tính của độ nhạy là dB/V.
Ví dụ: có những tai nghe đưa nguồn âm vào khoảng 0.05 mm Volt đã nghe thấy nó kêu rồi. Có những tai nghe đưa vào tới 0.5 mm Volt nó mới kêu.
Độ nhạy phụ thuộc vào các yếu tố:
+ Điện trở tai nghe
+ Chất liệu làm lõi dây tai nghe. Các chất liệu phổ biến được sử dụng trong sản xuất lõi tai là đồng, bạc, vàng và 1 số hợp kim khác.
+ Chất liệu cấu tạo nên màng loa, độ mềm, độ rung co giãn của màng loa (liên quan đến việc burn in tai nghe khi mua mới)
+ Nam châm lõi: Nam châm có từ trường càng lớn thì độ nhạy càng cao...


Hiệu suất "Efficiency" (hay còn gọi là power sensitivity): Là khả năng đưa ra công suất âm thanh theo công suất đầu vào của tai nghe. Khi cung cấp nguồn vào cho tai nghe chỉ một phần được khuếch đại ra công suất âm thanh (âm lượng).

Độ nhạy và hiệu suất khá giống nhau nhưng thực sự rất khác nhau. Một khái niệm độ nhạy phụ thuộc vào hiệu điện thế và hiệu suất phụ thuộc vào công suất (phụ thuộc cả dòng vào).

2. Trở kháng cao hay trở kháng thấp thì sao?

Ta có R = U/I và P= U^2/R
Để kéo tốt 1 cái tai nghe cần cả U và I, theo công thức trên ta thấy với U không đổi (volume giữ nguyên) R càng cao thì I càng giảm và ngược lại.




(1) Trở kháng của tai nghe càng cao thì tai nghe đó sẽ rút càng ít dòng và ngược lại

Tuy nhiên chúng ta phải xét đến độ nhạy và hiệu suất. Một điều lưu ý: âm thanh to với âm thanh chất lượng hoàn toàn khác nhau, có những chiếc amply có thể khiến một chiếc tai nghe phát ra âm lượng lớn nhưng chất lượng âm thanh thì quá tồi.

Với một chiếc tai nghe có độ nhạy cao (>110 dB/V) thì chắc chắn với nguồn phát nào cũng cho âm lượng tốt dù trở kháng cao hay thấp, đơn giản càng tăng âm lượng thì hiệu thế của nguồn tăng.
Tuy nhiên, nhược điểm của những chiếc tai nghe này đó là nó rất nhạy cảm với những nguồn tín hiệu có điện thế thấp trong nguồn phát. Đó là lý do hầu hết các IEM (In - ear monitors) rất nhạy với tạp âm nền ("hiss").

Ngược lại, ở độ nhạy thấp (<90dB/V) sẽ phải tăng volume lên để đạt được cùng một mức nghe. Một ví dụ điển hình đó là headphone AKG K1000, trở kháng chỉ có 120 ohm, tuy nhiên hiệu suất cực thấp chỉ có 74 db/W.

Nói tóm lại, trở kháng cho ta biết tai nghe đó cần nhiều U hay I.

----------------------
Trở kháng vào của tai nghe, thuộc phần công suất không liên quan đến việc tai nghe nhạc hay hoặc không hay.  Trên lý thuyết, các loại tai nghe ("headphone") khi được kết nối với thiết bị nguồn phát tất cả đều nghe được, nhưng nghe như thế nào? Tại sao cũng tai nghe đó khi gắn vào amply thì nghe to hơn nhưng khi hắn vào máy mp3 lại nghe nhỏ xíu?

Máy nghe nhạc mp3 có công suất thấp nên khi chọn tai nghe cũng nên chọn loại có Trở kháng thấp, nếu tai nghe có chỉ số Trở kháng cao quá nghe cũng được nhưng âm thanh nhỏ xíu, lúc đó muốn nghe to phải tăng âm lượng (volume) trên máy nhưng không phải volume máy nào cũng có độ tăng âm lượng tốt.

Bạn có thể tham khảo các loại tai nghe với Trở kháng khác nhau dành cho máy nghe nhạc cá nhân và amply, bạn sẽ để ý thấy các tai nghe dùng cho máy nghe nhạc cá nhân đều có trở kháng vào thấp.

Nếu 1 tai nghe có trở kháng nhỏ (VD: 20 Ohm) thì khả năng nhạy bén (rung động) cao hơn 1 tai nghe có trở kháng lớn hơn (VD: 40 Ohm). Nhưng cái gì cũng có 2 mặt .Trở kháng thấp đồng nghĩa với việc công suất chịu đựng nguồn âm (nguồn điện kém) hơn. Nghĩa là nếu 2 tai nghe 1 cái 40 Ohm và 1 cái 20 Ohm cùng mắc vào 1 nguồn âm có công suất lớn không đổi thì tai nghe có trở kháng thấp 20 Ohm dễ bị hỏng hơn Còn tai nghe có trở kháng cao thì chịu đc dòng lớn hơn nên bền hơn.


(2) + Với những nguồn âm có công suất phát ra nhỏ thì nên chọn những tai nghe có trở kháng thấp thì mới nghe rõ;

      + Còn những nguồn âm lớn thì nên chọn những tai nghe có trở kháng cao để nghe thì "bền" hơn.
(Nguồn: Tổng hợp trên Internet)

Chủ Nhật, 7 tháng 7, 2013

Tư vấn lựa chọn tai nghe 2


Thị trường tai nghe (headphone) hiện nay rất đa dạng cả về kiểu dáng, giá cả và chất lượng. Chính vì thế không ít người tiêu dùng cảm thấy bối rối và gặp khó khăn khi lựa chọn một chiếc tai nghe. Các bước sau đây sẽ giúp bạn sở hữu một chiếc tai nghe ưng ý.

1. Kiểu dáng

"Dân chơi" tai nghe phân ra nhiều kiểu và loại tai nghe. Mỗi loại đều có những ưu nhược điểm nhất định.

Kiểu tai nghe chụp ngoài (headphone fullsize) có 2 đại diện là Circumaural headphones (loại tai nghe có earpads - phần tiếp xúc với tai - trùm hết lấy tai) và Supra - aral headphones (loại tai nghe có phần earpads tiếp xúc trực tiếp với vành tai, không trùm lấy tai).


Circumaural headphones, loại tai nghe có earpads - phần tiếp xúc với tai - trùm hết lấy tai



Supra - aral headphones, loại tai nghe có phần earpads tiếp xúc trực tiếp với vành tai, không trùm lấy tai

Kiểu thứ hai là tai nghe nhĩ ("earphones" hay "earbuds"). Trước đây "earphone" và "earbuds" giống nhau và không có sự phân biệt. Hiện nay, người ta phân biệt "earbuds" là loại tai nghe nhĩ truyền thống (như tai nghe của iPod) và "earphones" là tai nghe nhét được sâu hơn bên trong tai. Tai nghe nhĩ - "earphone"- là ranh giới có phần mờ nhạt giữa "earbuds" và "cannalphones" (tai nghe nhét tai - "in - ear headphones")


Earbuds, hay còn được gọi là earpods


Cannalphones, tai nghe nhét tai - "in - ear headphones"

Cùng với sự phát triển của công nghệ không dây, các loại tai nghe không dây chất lượng cao cũng dần trở lên phổ biến. Ban đầu là những chiếc tai nghe trùm đầu sử dụng trên các sóng radio, tiếp đó là các loại tai nghe stereo bluetooth. Những loại tai nghe này thường có giá thành cao, chất lượng âm thanh dừng lại ở mức chấp nhận được. Bù lại thì sự tiện dụng của chúng có lẽ không cần bàn cãi.


Tai nghe bluetooth
2. Tính năng


Khả năng cách âm của tai nghe hay nói cách khác là giữ được âm nhạc đi vào tai bạn và tránh tiếng ồn bên ngoài. Việc mở lớn âm lượng để át tiếng ồn ảnh hưởng lớn tới thính lực. Tính năng cách âm sẽ giúp bạn tiết kiệm pin máy nghe nhạc ổn định được âm lượng. Dòng tai nghe earbud có thể cách âm tốt vì chúng đóng kín tai bạn. Riêng dòng tại nghe dành cho DJ chuyên nghiệp có thể tạo ra một khoảng không cô lập xung quanh tai cho hiệu quả cách âm cao.


Để lựa chọn được một chiếc tai nghe tốt, bạn cần phải chú ý đến những tính năng cơ bản của nó như khả năng cách âm, tính trở kháng, tần số…

Cần chú ý đến độ dải tần số của tai nghe. Một dải tần số rộng có nghĩa là bạn có thể nghe được nhiều hơn từ âm nhạc. Phạm vi được khuyến cáo là khoảng 10Hz – 25.000Hz. Tuy nhiên phạm vi mà đa số mọi người nghe được là vào khoảng 20Hz – 20.000Hz – bất cứ âm thanh nào trong khoảng đó cũng đều có thể nghe dễ dàng.

Bạn nên tìm hiểu trở kháng của tai nghe vì nó liên quan tới công suất hoạt động. Tai nghe với kháng trở càng lớn thì càng cần một nguồn điện công suất lớn hơn để làm rung màng loa, do đó có thể hạn chế được các dòng nhiều, giúp màng loa chuyển động chính xác hơn. Hạn chế là cần nguồn phát công suất lớn.


3. Giá cả

Hiện nay giá cả của tai nghe rất đa dạng và khá dễ chịu đối với hầu hết mọi người. Chỉ với khoảng 200.000 đồng là bạn có thể mua được một chiếc tai nghe khá tốt. Nhưng nếu bạn là người đam mê âm nhạc và có khả năng về tài chính, hãy cân nhắc dành khoảng ngân sách thích đáng cho loại tai nghe phù hợp.


Thông thường, các loại tai nghe với giá cao thường được chế tạo với những vật liệu cao cấp và chế tác tinh xảo, cải thiện rất nhiều chất lượng âm thanh. Một chiếc tai nghe với giá tầm 30 USD có thể có chất lượng âm thanh tốt, những không thể nào bằng được một tai nghe gia 60 USD. Và với mức giá từ khoảng 80-90 USD, bạn sẽ có thể cảm thụ được những âm thanh nổi từ những bài nhạc mà trước giờ bạn không thể nghe bằng các loại tai nghe thông thường.


Một điểm đáng chú ý đi kèm với chất lượng là độ bền của chiếc tai nghe của bạn mua. Hiện nay có rất nhiều người vẫn còn sử dụng những chiếc tai nghe được làm từ những năm 70-80 của thế kỉ trước mà vẫn hoạt động tốt, bởi vì nó được chế tác hoàn hảo và bền bỉ. Nên nhớ, khi mua một sản phẩm có thương hiệu, bạn không phải chỉ trả tiền cho một cái tên thương hiệu, mà là chi phí cho một chất lượng đáng tin tưởng.

4. Cảm nhận của đôi tai

Cách tốt nhất để biết được tai nghe thích hợp cho bạn là hãy nghe thử. Có thể sử dụng tai nghe của một người quen hoặc dùng thử tại các cửa hàng có uy tín (các cửa hàng bán tai nghe đa số đều cho phép đều này). Và hãy nhớ làm vệ sinh tai trước khi sử dụng thử các loại tai nghe.


Hãy sử dụng đôi tai của bạn. Bởi vì mục đích mua tai nghe cũng là thỏa mãn đôi tai của bạn. Nếu như bạn cảm nhận âm thanh từ một chiếc tai nghe giá 50 USD cũng không khác với một chiếc tai nghe giá chục triệu, thì tại sao lại phải tốn nhiều tiền mua chiếc tai nghe đắt tiền kia. Chất lượng âm thanh không phải lúc nào cũng tùy thuộc vào giá cả đắt đỏ. Điều duy nhất cần quan tâm là chất lượng của chiếc tai nghe.

(Nguồn tổng hợp trên Internet)

Thứ Sáu, 5 tháng 7, 2013

(Tư vấn) - Tai nghe & đôi điều cần biết

Tai nghe là thiết bị gồm 1 cặp loa phát âm thanh được thiết kế nhỏ gọn mang tính di động và vị trí của chúng thường được đặt áp sát hoặc bên trong tai. Có nhiều cách để phân loại tai nghe, như loại có dây hoặc không dây, hay tai nghe chỉ gồm bộ phận loa hoặc tai nghe gồm cả loa và micro.
Một bộ tai nghe thường bao gồm hai tai nghe cho hai bên tai. Mỗi tai nghe có chứa một loa nhỏ với màng rất mỏng có thể sản xuất ra tất cả các tần số âm thanh hoặc ít nhất là một phần, phụ thuộc vào giá trị băng thông của loa.


Các tai nghe kết nối với một nguồn âm thanh thông qua 1 phích cắm (hoặc "jack" cắm) có kích cỡ đường kính 6.35 mm hoặc 3.5 mm (gọi là "mini - jack"). Ngoài ra còn có jack kết nối 2.5 mm và jack kết nối đầu dẹt, chủ yếu được sử dụng trên điện thoại di động kiểu cũ (bây giờ còn rất ít người dùng và dần bị lãng quên). Các thường hiệu tai nghe Stax tĩnh điện có kiểu jack riêng gọi là kết nối "Pro". Tai nghe Koss, Sennheiser tĩnh điện (HE 60, HE 90) cũng có kiểu riêng


Chân cắm mini - jack 3.5 mm & chân jack đầu dẹt



Tai nghe Sennheiser HE 90 với chân jack cắm đặc biệt
Một số thông số sử dụng để đo chất lượng của tai nghe:
- Tần số (Hz)
- Trở kháng (Ω)
- Cường độ âm thanh (dB)
Các tai nghe đã xuất hiện trong những ngày đầu khi điện thoại và phát thanh truyền hình có mặt, khi các tín hiệu điện quá yếu để sản xuất một khối lượng âm thanh lớn. Đầu tiên xuất hiện tai nghe điện động lực và tai nghe tĩnh điện, được thiết kế bởi Stax, sau đó là Koss, Sennheiser.


Tai nghe Stax SRS - 2050 A

Tai nghe được chủ yếu sử dụng bởi các kỹ sư âm thanh, nhạc sỹ, DJ. Người yêu nhạc cũng chuộng tai nghe cũng bởi vì tính tiện lợi hơn dùng loa.


DJ. David Guetta, một trong những DJ hàng đầu thế giới với chiếc tai nghe yêu thích Beats Mixr, được thiết kế và sản xuất bởi sự kết hợp giữa DJ tài hoa này và Beats

Tai nghe âm thanh có thể được sử dụng với dàn âm thanh stereo, các loại máy nghe nhạc, hoặc máy vi tính và các thiết bị di động (iPod, MP3, điện thoại di động ...)


Dựa trên nhu cầu cụ thể của người nghe xác định sự lựa chọn tai nghe. Sự cần thiết cho tính di động dẫn tới các tai nghe nhẹ. Tính thời trang cho người sử dụng nên những chiếc tai nghe ngày càng có nhiều kiểu dáng và thiết kế mới. Nói chung, xét theo yếu tố hình thức, tai nghe có thể được chia thánh 4 loại riêng biệt: circumaural, supra-aural (siêu âm thanh), earbud, và in-ear headphones (gắn trong tai).

Circumaural

Là loại có miếng đệm tai nghe tròn hoặc elip bao quanh tai. Những tai nghe này hoàn toàn bao quanh tai,nên có thể chống bất kỳ tiếng ồn bên ngoài xâm nhập. Bởi vì kích thước của chúng nên circumaural có thể nặng và có một số nặng hơn 500 gram (1 lb). Ergonomic headband và miếng đệm tai nghe là hai bộ phận cần thiết để giảm sự khó chịu do trọng lượng.


Tai nghe Sennheiser PCX 450 - một chiếc tai nghe Circumaural

Supra-aural

Supra-aural là tai nghe có miếng đệm trên đầu vành của tai, chứ không phải xung quanh . Thường đi kèm với máy âm thanh nổi cá nhân trong những năm 1980. Đây là loại tai nghe thường có xu hướng nhỏ hơn và nhẹ hơn so với các tai nghe circumaural, dẫn đến ít khả năng chống tiếng ồn bên ngoài hơn.


Sennheiser HD 228, một chiếc tai nghe Supra-aural
Hai loại tai nghe circumaural và supra-aural còn chia ra hai loại nhỏ dựa vào cấu trúc phía sau hai loa phát đóng kín hay mở, dẫn đến âm thanh bị phản xạ trong hộp kín hay phát ra ngoài một cách tự nhiên.

Earbuds 

Trong số các loại trên, earbuds và earphones là hai kiểu tai nghe rất nhỏ được đặt trực tiếp trong vành tai bên ngoài, nhưng không chèn vào trong ống tai, không có bộ phận nào khác bao quanh đầu như hai loại kể trên. Loại tai nghe rất nhỏ và vô cùng tiện lợi, nhưng nhiều người cho rằng nó gây khó chịu cho tai và dễ bị rơi ra. Loại này rất đa dạng về kiểu dáng và giá thấp.
Earbuds không có sự cô lập âm thanh cao và để tiếng ồn xung quanh thâm nhập vào, điều này cho người dùng có thể bật âm lượng lên rất cao để bù đắp, việc này rất ảnh hưởng đến thính lực. Từ những năm 1990, loại tai nghe này thường đi kèm với các thiết bị nghe nhạc cá nhân.


Tai nghe iP dành cho iPod và iPhone, loại tai nghe được Apple cải tiến về chất lượng âm thanh cùng với các dòng máy mới ra đời. Gần đây nhất là chiếc tai nghe earpods đi kèm với iPhone 5, được đánh giá cải thiện rất nhiều về chất lượng âm thanh.

In - ear headphones (Tai nghe nhét tai)


In - ear headphones, giống như earbuds, nhỏ và không có vành đội qua đầu, nhưng được nhét trong lỗ tai, đôi khi được gọi là canalphones. Giá và mức chất lượng tương đối, những cái tốt hơn được gọi là in-ear monitors (IEMs) và được sử dụng bởi các kỹ sư âm thanh và nhạc sĩ ,...
Canalphones cung cấp tính di động thuận tiện tương tự earbuds, ngăn chặn nhiều tiếng ồn môi trường bằng cách phát trực tiếp vào ống tai, và ít bị rơi ra. Khi được sử dụng bình thường, nó cũng được dùng để ngăn chặn các âm thanh vì lý do an toàn.
Canalphones có một hoặc nhiều vành cao su silicone đàn hồi hoặc vành bọt xốp để phù hợp với các kiểu tai khác nhau, để có vị trí chính xác và cách ly tiếng ồn tốt nhất.
Các nhà sản xuất cũng sản xuất loại canalphones được tùy chỉnh riêng cho những người dùng cá nhân đặt hàng. Họ sẽ đo lại tai và làm riêng cho người đó với giá cao hơn bình thường vì những chiếc tai đó không vừa với những người khác nên không bán lại được.


Gavio Sgull, 1 chiếc tai nghe in - ear có thiết kế cá tính

Headset

Headset là một tai nghe kết hợp với một ống nói (micro). Tai nghe cung cấp các chức năng tương đương với một chiếc điện thoại rảnh tay đang hoạt động. Các ứng dụng cho Head set, bên cạnh việc sử dụng điện thoại còn có hàng không, sân khấu hoặc truyền hình, phòng liên lạc hệ thống, và game máy tính. Tai nghe có thể dùng theo kiểu tai nghe đơn (mono) hoặc tai nghe đôi (mono ở cả hai tai hoặc âm thanh stereo). Ống nói của tai nghe hoặc là một loại ống nói gắn ở phía trước miệng của người dùng, hoặc một loại ống nói ngầm được đặt trong tai nghe.


Tai nghe Sony DR - GA 500, một chiếc tai nghe mơ ước của các Gammer

(Nguồn: Tổng hợp trên Internet)

Thứ Năm, 4 tháng 7, 2013

(Tư vấn) - Cách lựa chọn tai nghe chụp

Tạp chí Chinanet đã tổng kết nhiều nét thiết kế của hai kiểu tai nghe chụp tai, Supra -aura headphone cùng với Circumaural headphone nhằm đem đến cho bạn đọc những thông tin đơn giản nhất để biết giúp bạn có lựa chọn mua tai nghe chụp hợp lý.

Theo kiểu thiết kế on - ear và around ear


Trên thị trường đang có nhiều thương hiệu headphone dáng úp tai, nhưng nói chung chỉ bao gồm có 2 dạng thiết kế bề ngoài chính là tai nghe on-ear và around - ear. On-ear headphone (Supra – aural headphone) nói tóm lại cũng là kiểu áp đầu kèm với 2 úp tai mang âm trực tiếp đối với vành của tai người dùng. Tuy nhiên, kiểu áp vào đầu giống kiểu around-ear (Circumaural headphone) lại có được kèm 2 miếng ốp tai chiều dài tròn to kèm với miếng đệm mút cho củ tai ôm khít vành tai người dùng.


Tai nghe Supra – aural headphone thường sở hữu cỡ 2 củ tai nhỏ cho nên hợp nhiều hơn với nhu cầu chuyển động. Đặc điểm thiết kế như trên tuy là làm cho sản phẩm có sự sang trọng & loại bỏ tạp âm thụ động hiệu quả hơn nhiều tuy vậy cũng gây nên bất tiện không ít lúc mà dùng liên tục.


Loại Circumaural headphone mang ốp tai lớn hơn nhiều cũng như thường có sự thiết kế các đường kính. Vì kích thước của ốp tai khá to, cho nên những nơi sản xuất tai nghe loại như thế này mang khá nhiều khoảng đối với công việc xếp đặt màng loa phía trong mỗi củ tai. Ngoài các điểm mạnh trên, headphone loại trên dĩ nhiên cũng tồn tại các nhược điểm như là size lớn, khó cho phục vụ nhu cầu di chuyển.

Tai nghe loại đóng hoặc mở



Mỗi một dạng thiết kế này đương nhiên mang ưu điểm cũng như yếu điểm khác. Cụ thể, kiểu đóng có điểm mạnh là sự loại bỏ đi âm tạp thụ động từ môi trường bên ngoài khá là mạnh vì mút củ tai tiếp xúc trực tiếp trên vành trong tai người sử dụng, người nghe nhạc. Chất lượng tông thấp của dạng thiết kế close-back cũng có phần tốt hơn so với kiểu thiết kế open-back có giá tương tự. Tuy nhiên, chính thiết kế tách biệt âm thanh phía bên trong củ áp tai này lại làm cho âm thanh thiếu đi độ trung thực cần có. Những loại headphone mang thiết kế đóng hơn nữa cũng đã mang lại cảm giác tai bị nóng hơn.

Tóm lại, thiết kế loại tai nghe mở dù có điểm yếu chính là không được thích hợp cùng các địa điểm ồn ào (bởi vì thiết kế bên ngoài củ ốp tai bị hở), âm bass không được sâu lắng cùng nặng bằng dạng tai nghe close-back; tuy thế trong trường hợp bạn muốn có một loại tai nghe với âm thanh âm trong, khả năng chi tiết sound ok & trường âm rộng rãi nhiều hơn thì cho thấy kiểu dáng tai đóng tất nhiên là một chọn lựa hoàn hảo.

(Nguồn: Sưu tập trên Internet)